Kẹt chân ga là một trong những tình huống bất ngờ xảy ra khiến cho xe bị mất kiểm soát và lao về phía trước gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe cũng như những phương tiện xung quanh. Vậy nguyên nhân khiến xe bị kẹt chân ga là gì, cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga thế nào?
Nguyên nhân khiến xe bị kẹt chân ga
Có nhiều nguyên nhân xe bị kẹt chân ga như: bướm ga gặp vấn đề, hệ thống phần mềm xe bị lỗi, lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu/hỏng… Ngoài ra xe bị kẹt chân ga cũng có thể do chân ga bị vướng hoặc bị mắc kẹt bởi một đồ vật nào đó trên sàn xe như chai nước, thảm lót sàn, thậm chí là điện thoại di động…
Cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga
Bạn có thể thực hiện một số cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga đơn giản và an toàn sau đây:
Bật đèn báo khẩn cấp
Khi xe ô tô bị kẹt chân ga, cách xử lý đầu tiên đó bật đèn báo khẩn cấp – nút tam giác màu đỏ trên bảng taplo. Không chỉ riêng xe bị kẹt chân ga mà cả khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào cũng đều nên bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện xung quanh khác đang cùng lưu thông trên đường chú ý.
Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga
Khi phát hiện ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử nâng bàn đạp ga lên bằng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Cách này sẽ giúp người lái nhanh chóng kiểm tra xem có vật gì bị kẹt dưới chân ga hay không. Hoặc nếu lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu thì nếu may mắn động tác này sẽ có thể giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được, xe có dấu hiệu giảm tốc thì hãy chú ý quan sát trước sau và từ từ đưa xe tấp vào lề đường.
Gạt cần số về N
Nếu bạn đã thử nâng nhiều lần mà chân ga vẫn bị kẹt cứng thì hãy nhanh chóng gạt cần số về N (số mo). Điều này sẽ giúp ngắt truyền động từ động cơ đến bánh xe, để ô tô trôi tự do theo quán tính. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đối với xe hộp số sàn, trước khi chuyển cần số về N thì phải đạp chân côn trước bởi nếu đột ngột chuyển về N khi xe đang chạy tốc độ cao có thể xe sẽ gầm lên vì vòng tua máy tăng cao.
Đạp phanh
Sau khi đã gạt cần số về N thì đạp phanh đều đều để hãm xe, từ từ giảm tốc độ, cẩn thận quan sát xung quanh và đưa xe tấp vào lề đường an toàn.
Tắt máy xe và gọi cứu hộ
Khi đã đưa được xe vào lề đường và dừng hẳn, hãy tắt động cơ rồi cài phanh tay. Sau đó, gọi cứu hộ đến để kéo xe về gara kiểm tra và xử lý. Tuyệt đối không nên cố khởi động lại xe hoặc tự lái xe đi tìm địa điểm sửa chữa.
Không tắt máy khi xe đang chạy
Có nhiều người khi thấy xe bị kẹt chân ga thì rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, theo quán tính họ sẽ tắt máy xe. Tuy nhiên, cách xử lý này rất nguy hiểm bởi tắt động cơ không chỉ không làm giảm tốc độ xe, trái lại còn có thể khiến cho xe lao nhanh hơn nếu đang xuống dốc. Vì lúc này xe không còn được hãm bởi động cơ nữa. Đặc biệt, tắt máy xe sẽ làm hệ thống trợ lực lái bị vô hiệu hoá khiến vô lăng bị nặng, cứng và khó điều khiển hoặc thậm chí khi xe đã tắt máy mà vẫn cố tình quay vô lăng sẽ khiến xe ô tô bị khóa vô lăng.
Không kéo phanh tay
Tác dụng của phanh tay là hãm bánh sau giúp cố định lúc xe đứng yên. Chính vì vậy, nếu bạn kéo phanh tay khi xe đang di chuyển sẽ khiến cho hai bánh xe sau bị khóa đột ngột dễ gây trượt, dẫn đến xe bị mất lái. Do đó, dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên kéo phanh tay khi xe đang chuyển động mà chỉ nên giảm tốc độ bằng bàn đạp phanh (hệ thống phanh chính).
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến người đọc một số thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga. GOCADO hy vọng bạn đọc quan tâm đã trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời khi gặp phải tình huống này.
GOCADO hiện là đơn vị cung cấp sáp thơm ô tô và nước hoa ô tô chính hãng trên toàn quốc. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.