Khi xe ô tô di chuyển, động cơ sẽ sản sinh nhiệt và làm tăng nhiệt độ lên một mức nhất định để đảm bảo hiệu suất vận hành tốt nhất. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá mức cho phép và không xử lý kịp thời có thể khiến cho hệ thống vận hành bị hư hại nghiêm trọng, dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm cho tài xế và người tham gia giao thông. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi xe ô tô bị nóng máy là gì? Cùng tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến xe ô tô bị nóng máy
Xe ô tô bị nóng máy thường do các nguyên nhân phổ biến như:
Xe thiếu nước làm mát
Nước làm mát trong ô tô có vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn nhiệt và làm mát hệ thống động cơ. Nếu thiếu nước làm mát, khả năng làm mát của xe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng xe ô tô bị nóng máy nhanh chóng.
Két nước bị bẩn
Việc vệ sinh két nước làm mát động cơ thường xuyên là rất quan trọng để tránh tình trạng bị bám bẩn. Két nước dễ bị tắt nếu bị bám bẩn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình làm mát động cơ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xe ô tô quá nhiệt và gây hư hỏng nghiêm trọng.
Van hằng nhiệt bị lỗi
Nhiệm vụ của van hằng nhiệt xe ô tô là điều tiết nước làm mát đi qua két nước làm mát, đảm bảo động cơ luôn được làm mát trong quá trình vận hành. Vì vậy nếu van hằng nhiệt bị lỗi hoặc không hoạt động đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình làm mát động cơ và có thể khiến xe ô tô bị nóng máy có mùi khét nếu không phát hiện sớm.
Quạt gió bị trục trặc
Quạt gió đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát của xe ô tô. Nếu quạt gió gặp sự cố hoặc không hoạt động đúng cách, quá trình làm mát sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến tình trạng xe ô tô bị nóng máy vì không được giải nhiệt tốt.
Bơm nước bị trục trặc
Một trong các nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị nóng máy đó là máy bơm nước làm mát bị trục trặc. Theo đó, máy bơm thường bị các lỗi như chảy nước, dây curoa của bơm quá chùng hay quá căng hay,…
Động cơ bị thiếu dầu
Động cơ bị thiếu dầu cũng có thể là nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị nóng máy. Bởi dầu nhớt ô tô có nhiệm vụ làm bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, giúp giải nhiệt động cơ (hạn chế quá nhiệt) và giảm lực ma sát (hạn chế mài mòn). Chính vì vậy nếu động cơ của xe bị thiếu dầu thì các chi tiết bên trong động cơ sẽ không được làm mát và bôi trơn dẫn đến xe bị quá nhiệt.
Động cơ bị trục trặc
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến hệ thống làm mát, các vấn đề bên trong hệ thống động cơ cũng có thể gây hiện tượng xe ô tô bị nóng máy như bị tắt máy, có tiếng kêu lạ, mùi khét… Để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa nhiều bộ phận. Trong đó, sự phối hợp giữa hệ thống cung cấp nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là quan trọng nhất.
Chỉ cần một trong các bộ phận gặp vấn đề có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình đốt cháy nhiên liệu và gây ra các vẫn đề đi kèm như xe bị nóng máy. Theo các chuyên gia, các lỗi thường gặp như bugi đánh lửa bị trễ, kim phun nhiên liệu bị tắc/lệch góc phun sớm, bộ điều áp bị trục trặc, lọc khí bị tắc, buồng đốt xy lanh động cơ tích nhiều muội than (cản trở quá trình tản nhiệt),… đều có thể dẫn đến hiện tượng xe báo nhiệt độ cao.
Thời tiết quá nóng
Xe vận hành quá lâu dưới trời nắng nóng nhiệt độ cao cũng có thể là nguyên nhân khiến cho xe bị nóng máy. Đặc biệt là đối với các dòng xe ô tô đời cũ vì có thể hệ thống làm mát đã hoạt động kém khiến cho động cơ dễ bị tăng nhiệt hơn.
Cách xử lý khi xe ô tô bị nóng máy
Khi phát hiện xe bị nóng máy, quá nhiệt chủ xe có thể xử lý nhanh theo 2 cách để chống nóng cho xe ô tô như sau:
Trường hợp 1: Xe đang đi không thể dừng lại được ngay.
Khi bạn đang di chuyển trên đoạn đường đông xe, tắc đường, không thể dừng lại thì thì có thể áp dụng cách giúp tản nhiệt khẩn cấp như sau:
- Mở hết cửa sổ: Không khí bên ngoài lùa vào sẽ giúp nhiệt độ trong xe tản một phần ra bên ngoài.
- Tắt điều hòa, bật chế độ lò sưởi và quạt tản nhiệt: Khi bạn bật chế độ lò sưởi sẽ khiến cho xe tản bớt một phần nhiệt lượng để sưởi ấm cho xe, qua đó làm giảm bớt nhiệt của động cơ.
Trường hợp 2: Có thể linh hoạt dừng được xe
Nếu có thể linh hoạt dừng xe được, bạn có thể đậu đỗ xe ở những khu vực an toàn để tiến hành kiểm tra và khắc phục tình trạng nóng máy xe ô tô. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Dừng đỗ xe ở khu vực an toàn
- Mở nắp capo: Khi thấy nắp capo quá nóng hoặc hơi nước tỏa ra nhiều thì nên đợi một lát, tránh gây bỏng. Khi mở capo, bạn nên mở từ từ, quan sát cẩn thận và đánh giá tình trạng của xe.
- Chờ xe nguội: Nên chờ khoảng 5 – 10 phút để xe bớt nóng, sau đó kiểm tra sâu các bước tiếp theo.
- Kiểm tra két nước làm mát: Khi thấy nắp két nước đã nguội, bạn có thể tiến hành kiểm tra, chú ý mở nắp từ từ cho hơi nóng thoát ra dần dần và hết sức cẩn thận để tránh bị bỏng.
Kết luận
Qua những thông tin mà GOCADO vừa chia sẻ trên đây, có thể thấy nguyên nhân khiến xe ô tô bị nóng máy nhiều vô kể. Do đó, việc kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ là rất cần thiết. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc quan tâm những kiến thức hữu ích.
Ngoài ra nếu bạn đang muốn tìm cho mình một lọ nước hoa ô tô đẳng cấp và thể hiện được cá tính riêng. Hãy liên hệ ngay tới GOCADO, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giúp bạn chọn được sản phẩm ưng ý nhất.