Oà ga là hiện tượng ga tăng cao một cách bất thường, vòng tua máy tăng cao hoặc không đạp ga nhưng xe vẫn chạy quá mức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều khiển xe, thậm chí có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm. Vậy nguyên nhân xe ô tô bị òa ga là gì? Cùng GOCADO tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân xe ô tô bị oà ga
Theo phân tích của các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến xe ô tô bị oà ga thường do xe bị trục trặc ở bướm ga, van không tải hoặc cảm biến vị trí bướm ga. Cụ thể:
Do bướm ga
Nhiệm vụ của bướm ga là điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi nhiên liệu được bơm vào động cơ. Sau thời gian dài hoạt động, bướm ga có thể bị bẩn, bị mòn, lò xo hồi vị ở bàn đạp chân ga bị yếu hay dây ga bị kẹt,… khiến bướm ga không đóng kín hoàn toàn được. Điều này làm lọt không khí vào cả hai đường gió chính và phụ khiến cho lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ cũng tăng theo, dẫn đến vòng tua máy tăng cao không kiểm soát (tăng ga không kiểm soát).
Do van không tải
Van không tải (còn gọi là van bù ga) có vai trò điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ tùy theo chế độ của động cơ. Nếu van không tải gặp vấn đề hoặc bị trục trặc như bị kẹt, bị bám bẩn, bị tắc,… thì chế độ không tải của xe sẽ không còn duy trì được sự ổn định như bình thường dẫn đến xe ô tô bị oà ga hoặc xe ô tô chết máy nhanh. Hiện tượng oà ga chủ yếu là do van không tải mở quá lớn, lọt nhiều không khí vào động cơ kéo theo nhiên liệu bơm vào xi lanh động cơ cũng nhiều khiến tốc độ động cơ xe tăng cao gây oà ga.
Do cảm biến vị trí bướm ga
Cảm biến vị trí bướm ga được đặt trên cổ họng gió, bộ phần này có nhiệm vụ giúp biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp và gửi tín hiệu tới ECU động cơ. ECU sẽ dựa vào tín hiệu này kết hợp với tín hiệu cảm biến lưu lượng khí nạp để tính toán xác định lượng không khí và nhiên liệu phù hợp. Do đó, nếu cảm biến vị trí bướm ga gặp trục trặc như bị lỗi hoặc bị chết… sẽ khiến ECU nhận tín hiệu sai lệch, không chính xác dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị rồ ga, òa ga.
Nguyên nhân khác
Nguyên nhân bị òa ga đối với các dòng xe ô tô cũ còn dùng chế độ hòa khí thường do khi sửa chữa, bảo dưỡng xe, thợ lắp sai các đường ống phụ như đường ống không tải, bù ga, khởi động nguội, sấy nóng,…
Còn đối với các dòng xe ô tô phun xăng điện tử, mặc dù không còn các đường ống phụ phức tạp nhưng vẫn có thể xảy ra hiện tượng xe bị òa ga. Bởi vì tùy thuộc theo từng chế độ động cơ mà ECU sẽ tính toán việc cung cấp nhiên liệu thông qua những tín hiệu cảm biến. Vì vậy nếu cảm biến vị trí bướm ga, van không tải,… gặp vấn đề thì xe dễ bị hiện tượng oà ga.
Những dấu hiệu nhận biết ô tô bị òa ga
Khi xe ô tô bị òa ga sẽ gặp phải một số hiện tượng như:
- Tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
- Thường xuyên tự thay đổi tốc độ, khiến người lái phải sử dụng phanh liên tục.
- Khi vòng tua máy tăng cao có thể gây mất kiểm soát và xảy ra tai nạn nguy hiểm.
Theo đó, tốc độ vòng tua máy của động cơ được quyết định bởi các thông số kỹ thuật và kết cấu của dòng xe đó. Tuy nhiên, đa phần giá trị tốc độ vòng tua máy đều thấp hơn 1.500 vòng/phút. Vậy nên, nếu nhận thấy giá trị tốc độ vòng tua máy vượt quá 1.500 vòng/phút, thì nên mang xe đi kiểm tra và khắc phục sớm để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.
Cách phòng tránh xe ô tô bị oà ga
Để phòng tránh hiện tượng xe bị oà ga, bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ. Đặc biệt chú ý vệ sinh cảm biến vị trí bướm ga, van không tải, cảm biến lưu lượng khí nạp… Điều này giúp hạn chế tình trạng òa ga và đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn cho xe ô tô.
Kết luận
Trên là những thông tin mà về hiện tượng xe ô tô bị òa ga và cách phòng tránh mà GOCADO muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm những kiến thức hữu ích.
Ngoài ra, GOCADO hiện là đơn vị cung cấp các sản phẩm sáp thơm ô tô, nước hoa ô tô chính hãng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc về sản phẩm hoặc có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ tới GOCADO để được tư vấn miễn phí.